Trẻ
dưới 6 tháng
· Dinh dưỡng giai này
đoạn này trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn hoặc sữa công thức 1 ( nếu
trẻ không được sử dụng sữa mẹ). Nếu bú mẹ, một trẻ sơ sinh cần được cho
bú từ 8 đến 12 lần mỗi ngày hoặc tùy theo nhu cầu của bé. Trong 3 tháng đầu,
dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ mỗi tháng tăng trưởng về cân nặng 1kg/1
tháng.
· Khi trẻ khoảng 4 tháng
tuổi, số lần bú có thể giảm xuống còn 6-8 lần mỗi ngày, tuy nhiên lượng sữa mẹ
trong mỗi lần bú sẽ tăng lên.
· Những lưu ý khi cho trẻ
ăn dặm:
· Trẻ hầu như đã nhận
đủ lượng nước trong tổng lượng sữa uống nên không cần đút bổ sung
thêm nước lọc hằng ngày
· Không cho trẻ ăn trước 4
– 6 tháng tuổi vì trẻ cần được hấp thu tối đa nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, hệ
tiêu hóa của các bé chưa hoàn thiện nên rất khó trong việc tập trẻ ăn dặm.
Trẻ
từ 6-12 tháng
· Tiếp tục cho bé bú mẹ
hoặc sữa công thức từ 3-5 lần một ngày. Lượng sữa cần cho trẻ khoảng
600-800ml/ ngày.
· Bé sẽ bắt đầu tập ăn
dặm với các loại thức ăn sệt, đặc với các nhóm thức ăn khác nhau
tăng dần, từ ít đến nhiều. Khi trẻ đã thích nghi dần trong giai đoạn
ăn dặm, khẩu phần ăn cần đủ các nhóm chất :
· Nhóm tinh bột : gạo, mì, bún,
nui, phở, các loại khoai như khoai tây
· Nhóm đạm giảu dinh dưỡng
như thịt, cá, trứng,
· Nhóm béo gồm dầu thực
vật và mỡ heo xen kẽ các ngày trong tuần, nhóm tinh bột
· Nhóm vitamin khoáng
chất gồm củ quả và rau xanh.
· Những lưu ý khi cho trẻ
ăn dặm trễ ở giai đoạn trên 6 tháng tuổi
· Tăng nguy cơ chậm tăng
trưởng, thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ. Ngoài ra, ăn dặm trễ khiến trẻ
từ chối các thức ăn khác ngoài sữa.
· Trong giai đoạn
này,quý phụ huynh lưu ý không nêm mắm muối, gia vị vào khẩu phần vì
hàm lượng natri trong sữa và thực phẩm tự nhiên đã có sẵn đáp ứng
nhu cầu hàng ngày của trẻ, vị giác của trẻ cũng chưa quen với vị
đậm đà, nêm gia vị của thức ăn.
Trẻ
từ 12-24 tháng
· Khi trẻ được 1 tuổi, nên
tăng dần lượng thức ăn dặm, bé sẽ bú hoặc uống ít sữa hơn. Trẻ cần lượng
sữa mẹ hoặc sữa công thức khoảng 300-600ml/ ngày( bao gồm sữa chua,
phô mai, các loại sữa) xen kẽ 3-4 cử ăn chính/ ngày. Việc này sẽ giúp
đảm bảo đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cho trẻ.
· Đa dạng hóa và đổi
món để trẻ thích thú với bữa ăn. Khi tập cho trẻ làm quen với một
loại thức ăn mới, phụ huynh cần theo dõi sự dung nạp thức ăn của
trẻ, theo dõi các dấu hiệu nghi ngờ dị ứng thức ăn trong 2-3 ngày
trước khi cho trẻ bắt đầu làm quen với loại thức ăn mới khác.
· Cần tập cho trẻ thói
quen ăn lạt, có thể thêm 5ml nước mắm vào mỗi chén cháo để trẻ ăn.
Không để trẻ ăn vặt bánh kẹo, bánh snack trước giờ ăn, cần khuyến
khích trẻ tham gia vào bữa cơm cùng với gia đình tạo sự yêu thương,
động viên trẻ ăn hết phần.
Trẻ
lớn từ 2 tuổi
· Lượng sữa từ 500ml/
ngày ( sữa và các chế phẩm từ sữa: bánh flan, sữa chua, phô mai) cung
cấp đủ lượng calci cho tăng trưởng của trẻ
· Ngoài ra khẩu phần
bữa ăn chính với các nguyên tắc cân đối, đa dạng thực phẩm, đủ số
lượng cũng nên được lưu ý. Trẻ lớn có thể ăn theo quy tắc bàn tay
trẻ, lượng đạm mỗi bữa cần lượng khoảng lòng bàn tay, rau củ mỗi bữa
có thể chứa bằng một nắm tay, lượng tinh bột mỗi bữa tương đương một
lòng bàn tay khum, trẻ trên 6 tuổi cần lượng béo bằng một ngón cái.
· Đa dạng hóa các loại thức
ăn và chế biến khác nhau giúp trẻ tối ưu dinh dưỡng và tạo sự thích thú trong
bữa ăn.