Hẹp đường mật bẩm sinh: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Hẹp đường mật bẩm sinh là sự bất thường trong
cấu trúc ống dẫn mật. Sự bất thường có thể từng phần hoặc toàn bộ đường ống dẫn
mật từ khi trẻ mới sinh ra.
Khi dịch mật di chuyển chậm sẽ có nguy cơ
gây ra sỏi mật hoặc làm tắc nghẽn gây ra ứ mật, vàng mắt, vàng da…
Trường hợp bị hẹp đường mật trong gan sẽ nguy hiểm đến sức khỏe trẻ
hơn do dịch mật mắc kẹt trong gan dẫn đến tổn thương tế bào gan và
không thể hồi phục, từ đó hình thành các mô sẹo gây xơ gan, thậm chí
suy gan.
1. Nguyên nhân gây hẹp đường mật bẩm sinh
Nguyên nhân gây ra tình trạng hẹp đường mật bẩm sinh hiện nay vẫn
chưa được xác định rõ. Một số yếu tố được đưa ra trong đó có thể là do khiếm
khuyết trong sự phát triển của ống mật sớm (đặc biệt là những trẻ có thêm những
có bất thường khác ngoài hẹp đường mật bẩm sinh) và một số có thể phát sinh
trong thời kỳ chu sinh do nguyên nhân bên ngoài như nhiễm virus hepatotropic,
reovirus 3 ở gan, nhiễm cytomegalovirus bẩm sinh hoặc nguyên nhân tự miễn dịch.
Ghi nhận cho thấy, một số khiếm khuyết trên gen có thể gây ra hẹp
đường mật bẩm sinh. Trong đó có thể kể đến là gen CFC1, FOXA2, CPC1,... Một
nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy trẻ sinh ra bị hẹp đường mật bẩm sinh do mẹ
mang gen dị hợp tử.
Bất thường trong quá trình phát triển ống dẫn mật: Hệ thống ống
dẫn mật của trẻ có thể hình thành không hoàn chỉnh ngay từ khi còn là bào thai,
dẫn đến tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn.
Các yếu tố bên ngoài tác động trong giai đoạn bào thai: Một số
virus như virus viêm gan, reovirus 3, cytomegalovirus,… hoặc các yếu tố tự miễn
có thể gây tổn thương đường mật của thai nhi.
Nói cách khác, bệnh hẹp đường mật bẩm sinh có thể là do các yếu tố
di truyền hoặc do tác động của môi trường trong quá trình mang thai.
2. Triệu chứng hẹp đường mật bẩm sinh
Căn cứ vào vị trí hẹp trong hệ thống đường dẫn mật
ngoài gan mà hẹp đường mật bẩm sinh phân loại hẹp như sau:
· Loại 1: Hẹp ống mật chủ.
· Loại 2: Hẹp lên đến ống gan chung
· Loại 3: hẹp đến rốn gan. Hầy hết các trường
hợp mắc bệnh sẽ ở loại III này.
Khi bị mắc bệnh hẹp đường mật bẩm sinh sẽ gây ra triệu
chứng ứ mật và tích tụ bên trong gan. Khi gan không thể đào thải
bilirubin qua các ống dẫn mật và lúc này bilirubin bắt đầu tích tụ
trong máu, gây ra các triệu chứng bất thường. Khoảng giữa hai và sáu
tuần sau khi sinh các bé sẽ xuất hiện triệu chứng của hẹp đường mật
bẩm sinh như:
· Xuất hiện triệu chứng vàng da.
· Tình trạng ngứa ngáy.
· Khi mắc bệnh khả năng hấp thụ các
chất dinh dưỡng kém hơn mức bình thường.
· Nước tiểu sẫm màu, phân nhạt và lâu
dần bụng sẽ chướng lên.
· Có các triệu chứng tăng huyết áp, xơ
gan.
Không điều trị bệnh hẹp đường mật bẩm sinh kịp thời có
thể dẫn đến tình trạng suy gan.
3. Hẹp đường mật bẩm sinh có lây không?
Hẹp đường mật bẩm sinh là bệnh không lây nhiễm, bởi nguyên
nhân chủ yếu do các yếu tố di truyền và phát triển phôi thai, nên hẹp đường
mật bẩm sinh không thể lây.
4. Phòng ngừa hẹp đường mật bẩm sinh
Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn hẹp đường mật bẩm sinh,
nhưng mẹ bầu có thể giảm nguy cơ dị tật cho thai nhi bằng các biện pháp sau:
· Chế độ ăn uống lành mạnh: Đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất
như sắt, canxi, và vitamin từ thực phẩm. Bổ sung vi chất dinh dưỡng, axit folic
trước và trong thai kỳ giúp giảm nguy cơ dị tật nói chung và dị tật hẹp đường
mật bẩm sinh, dị tật ống thần kinh.
· Khám thai định kỳ: Thực
hiện các xét nghiệm và siêu âm định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất
thường.
Nếu được chẩn đoán và can thiệp sớm,
đặc biệt là phẫu thuật trước 8 tuần tuổi, bé sẽ có cơ hội phục hồi tốt hơn và
giảm nguy cơ biến chứng gan. Vì vậy, cha mẹ nên theo dõi dấu hiệu vàng da kéo
dài, phân nhạt màu và nước tiểu sẫm màu để đưa bé đi kiểm tra sớm nhất có thể.
5. Điều trị hẹp đường mật bẩm sinh
Căn cứ vào kết quả chẩn đoán của
bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình
trạng người bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh hẹp
đường mật bẩm sinh là phẫu thuật nhằm giúp các ống dẫn mật bị
chặn bên ngoài gan bằng một đoạn ruột thừa. Phẫu thuật này sẽ được
gọi là Kasai do một bác sĩ người Nhật sáng tạo ra.
Nhiệm vụ và phương pháp phẫu
thuật là cho phép hệ thống thoát nước của mật từ gan vào ruột và
được dẫn qua ống mới.
Tỷ lệ thành công của phương pháp
này lên đến 80% nếu thực hiện sớm trước 3 tháng tuổi. Trường hợp
các em bé có phản ứng tốt, vàng da và các triệu chứng khác sẽ
biến mất trong thời gian vài tuần sau đó. Do đó mà việc chẩn đoán
bệnh sớm sẽ vô cùng quan trọng để cứu sống tính mạng của trẻ.
Trong trường hợp sau khi phẫu thuật,
cần theo dõi các tình trạng: Viêm đường mật tái diễn, ứ mật dai dẳng và chậm
tăng trưởng. Ngoài ra còn có thể gặp các vấn đề do phẫu thuật gây ra như: Nhiễm
trùng, xuất huyết đường tiêu hóa,... Nếu thời gian vàng da vẫn còn tiến triển
sau hơn 3 tháng phẫu thuật thì cân nhắc phương pháp cấy ghép gan. Bất lợi lớn
nhất của phương pháp ghép gan là tìm được người cho phù hợp ở cùng độ tuổi.
=> Hẹp đường mật bẩm sinh là
một căn bệnh nguy hiểm, đòi hỏi phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu
không được can thiệp, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng xơ gan, suy gan và
thậm chí tử vong. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý đến những dấu
hiệu bất thường ở trẻ như vàng da, ngứa ngáy, phân nhạt màu,… để đưa bé đến
bệnh viện khám và điều trị ngay.